Rùa bụng hồng với vẻ ngoài đặc biệt, thuộc một trong số những loài rùa cảnh nước được nhiều người ưa thích trên thế giới. Vậy cụ thể như thế nào mà loài rùa bụng hồng thu hút nhiều người nuôi như vậy? Hãy cùng baothucung tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Nguồn gốc loài rùa bụng hồng
Nội dung bài viết
Rùa bụng hồng với tên tiếng anh là Pink Bellied Sideneck Turtle, được phát hiện ở khu vực Bắc Mỹ. Ngoài ra loài rùa này còn có danh pháp khoa học là Emydura Subglobosa.
Rùa bụng hồng thuộc dòng baby sẽ có kích thước khá nhỏ nhắn khoảng từ 3 – 4cm, và khi đã đến độ tuổi trưởng thành chúng có thể đạt tới kích thước 20cm.
Tuổi thọ của loài rùa này khá cao khoảng 30 – 50 năm hay thậm chí có thể lâu hơn thế, nếu như nuôi trong môi trường tốt, đạt chuẩn.
Đặc điểm nhận dạng rùa bụng hồng
Rùa bụng hồng được phủ lớp ngoài màu nâu hạt dẻ, màu xám hay màu ô lưu. Đặc biệt ở vùng bụng của chúng có màu đỏ cam hay hồng, trông khá đáng yêu. Ngoài ra, da còn có màu xam xen một số vệt màu hồng nhạt.
Trên đầu chúng có màu xám xen lẫn màu xanh ô lưu, có thêm 2 sọc màu vàng nằm hai bên mí mắt.
Thông thường đuôi của rùa đực dài hơn, to khỏe và dày hơn so với con cái. Rùa cái sẽ có đuôi ngắn và nhỏ hơn con đực. Điều này được nhìn rõ rệt khi chúng đạt đến kích thước khoảng 10cm.
Tập tính ở loài rùa bụng hồng
Rùa bụng hồng có kỹ năng bơi lội nhanh và mạnh mẽ, chúng sẽ cảm thấy căng thẳng khi chúng ta nuôi nhốt trong môi trường chật hẹp. Chúng cũng cảm nhận được sự an toàn khi ở trong nước, vì hiếm khi lên bờ. Trừ những phút giây chúng cần phơi nắng thì mới ngôi lên ngồi trên tảng đá nào đó.
Rùa bụng hồng có thể giao phối quanh năm, tuy vậy hoạt động mạnh mẽ nhất vào khoảng thời gian là mùa thu và mùa xuân. Vào giai đoạn, con đực sẽ quyến rũ con cái bằng những cử chỉ như chớp mắt, đầu cứ nhấp nhô. Sau khi đã giao phối, rùa cái sẽ rời sông cô độc một mình, để kết trứng vào trong bụi cây, gốc cây, hay đất bẩn ở vùng đầm lầy. Chúng có thể đẻ ra khoảng 4 – 11 trứng.
Ngoài ra, rùa bụng hồng rất thông minh khi đã biết dùng nhiều cách phát âm để kết nối liên lạc với nhau mà con người không thể phân biệt được.
Cách nuôi và chăm sóc rùa bụng hồng
Về cách nuôi em rùa bụng hồng này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần quan tâm những điều sau đây.
Bể nuôi
Vì rùa cảnh thuộc loại động vật thích nghi cao. Bạn có thể nuôi trong bể nước có độ sâu khoảng 2 lần kích thước của rùa, với chiều dài và chiều rộng cũng tương tự như vậy. Vì rùa này sẽ dễ bị căng thẳng nếu bể nuôi quá chật hẹp, làm chú không thể tự do, vùng vẫy bơi được.
Cần giữ nhiệt độ trong bể nuôi khoảng 19 – 25 độ C, nếu nhiệt độ tụt xuống dưới 19 độ C, sẽ khiến bé dễ rơi vào tình trạng ngủ đông.
Về nước trong bể nuôi, bạn nên dùng nước sạch, nhưng thường nước sẽ chứa clo nên bạn cần đem nước đi phơi nắng khoảng 2 – 3 ngày rồi mới thay nước trong bể. Bạn có thể bỏ vào bể một chút muối để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh trên mai hoặc da rùa.
Còn với việc vệ sinh bể rùa thì nên mỗi tháng 1 lần bằng một bài chải và chà kỹ xung quanh để đảm bảo không còn rong rêu bám trên bề mặt thành bể.
Ngoài ra, trong bể nuôi cần đặt những khu vực trên cạn như tảng đá để rùa bụng hồng có thể leo lên phơi nắng khi cần thiết. Ngoài ra có thể thêm cây thủy sinh hay một số loại cây khác để rùa nước cảnh tăng khả năng thích nghi cũng như làm quen môi trường sống mới nhanh hơn.
Nếu rùa không được phơi nắng sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng mai rùa. Vì trong ánh nắng Mặt Trời có chứa các chất giúp chuyển hóa canxi ở mai và dinh dưỡng tốt hơn. Bạn có thể lắp đặt hệ thống đèn UVB kết hợp với sưởi ấm thuận tiện hơn.
Thức ăn
Trong môi trường tự nhiên, món ăn khoái khẩu của rùa bụng hồng là những động vật thân mềm như côn trùng, tôm, tép, cá,.. Nhưng lưu ý khi cho rùa ăn tôm, cá cần loại bỏ đầu và xương tránh rùa ăn vào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Với những bé rùa baby cần được cung cấp thực phẩm giàu protein như thức ăn khô, côn trùng,..
Bạn có thể cho rùa ăn theo lịch cách ngày như cho rùa ăn thứ 2, 4, 6 hay thứ 3, 5, 7 chẳng hạn. Vì rùa có hệ tiêu hóa chậm và ăn cũng chậm, nên bạn cho ăn vài ngày cũng được. Chúng có khả năng nhịn đói cũng cao đấy.
Lưu ý khi cho rùa ăn cần đảm bảo đủ, tránh thừa đồ ăn quá nhiều. Nếu thức ăn còn thừa, bạn cần loại bỏ ngay tránh ô nhiễm môi trường nước trong bể nuôi.
Kết luận
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin về loài rùa bụng hồng. Hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về bé rùa này, và góp phần vào lựa chọn giống rùa cảnh nuôi của bạn.
Để biết thêm thông tin về giống rùa cảnh cũng như cách nuôi chúng, bạn có thể đọc thêm các bài viết trên trang baothucung.com nhé.