Bạn là người thích giống cho Alaska nhưng liệu bạn đã thực sự hiệu rõ cách chăm sóc hay chưa? Làm sao để cún cưng mình có thể phát triển khỏe mạnh. Và những vấn đề về môi trường xung quanh mà bạn cần phải chú ý là gì? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
Cách chăm sóc chó Alaska trưởng thành
Bạn hãy chỉ nuôi Alaska khi nhà bạn rộng thoáng hoặc khu vực bạn ở có các sân bãi thoáng đãng để cho chúng thể dục, chạy nhảy thường xuyên. Ngoài ra một điều quan trọng để đảm bảo điều kiện sống cho Alaska nữa đó là phải chú ý tới điều kiện thời tiết. Với bộ lông dày về mùa hè ở Việt Nam, Alaska cần đảm bảo nhiệt độ xung quanh mát mẻ để tránh trường hợp sốc nhiệt.
Khi xác định nuôi Alaska hay bất kỳ loài thú cưng nào, đầu tiên bạn đều phải giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho chúng đồng thời đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Đặc biệt với giống chó lông dày và rụng thường xuyên như Alaska thì cần phải vệ sinh tốt hơn.
Hàng ngày bạn cần vệ sinh chuồng, nơi ở và bát ăn của chúng để tránh bệnh tật do môi trường sống bẩn gây nên. Nhất là nơi ngủ nghỉ của chúng phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Nên theo sát tình hình sức khỏe của cún, để có thể chăm sóc chó alaska trưởng thành khỏe mạnh hãy đưa chúng tới phòng khám thú y định kỳ thường xuyên và đảm bảo tiêm phòng các loại bệnh đúng hạn, nhất là khi cún dưới 1 năm tuổi.
Về chế độ ăn uống, cún dưới 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa mỗi ngày còn sau đó khi đã trưởng thành thì chỉ cần 2 bữa chính và một bữa nhẹ. Thức ăn của chúng bao gồm thịt nạc, cơm nhão và các loại rau, đồng thời bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều canxi như trứng vịt lộn, cổ gà…
Lưu ý: tránh cho cún ăn những loại thức ăn tanh, mặn và nhiều mỡ bởi những dòng thực phẩm này không tốt cho đường ruột của chúng.
Chó Alaska cần được vệ sinh thường xuyên
Về cách chăm sóc lông, vì alaska có bộ lông dày và rậm rạp, đồng thời đây là tiêu chuẩn để đánh giá vẻ đẹp của chúng nên bạn cần đầu tư thời gian chăm sóc lông cho chúng.
- Hãy thường xuyên chải lông, cụ thể mỗi ngày một lần và khi tắm rửa cho chúng nên dùng sữa tắm chuyên dụng cho chó để lông chúng không bị khô xơ.
- Sau khi tắm xong phải lau khô để tránh gây ra các bệnh viêm da và bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra bạn cũng có thể chọn phương pháp tắm khô bằng phấn rôm cho chó nếu không có nhiều thời gian.
Do các đặc tính riêng nên Alaska thường mắc phải những căn bệnh riêng. Nhất là vì bộ lông dày nên chúng dễ mắc các bệnh về da và lông như bệnh rận ký sinh trên lông, bọ chét ký sinh trùng trên da.
Đặc biệt Alaska còn hay gặp bệnh về giun ở mắt do 2 loại giun là Thelazia californieensis và T.Callipaeda ký sinh trong túi giác mạc. Căn bệnh này rất nguy hiểm vì có thể gây viêm kết mạc thậm chí làm hỏng mắt của chúng.
Ngoài ra, do loài nấm men cadida albican mà Alaska rất dễ mắc bệnh viêm miệng. Lúc này chúng sẽ cảm thấy đau, khó chịu trong miệng dẫn đến biếng ăn.
Trên đây là những điều cần chú ý khi chăm sóc chó Alaska trưởng thành. Bạn có thể tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan khác tại đây.
Tổng hợp bởi trang tin tức Chăm Sóc Thú Cưng